Tổ Tiên nói: ‘Giao thừa cúng quả này, phú quý, phúc lộc vào nhà’, quả đó là gì?

Dịp Tết, gia chủ nên bày những loại quả này lên ban thờ sẽ mang lại may mắn và tài lộc.

Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, vào dịp Tết Nguyên Đán, việc dâng một mâm ngũ quả lên bàn thờ tổ tiên là một phong tục vô cùng quan trọng và mang đậm ý nghĩa tâm linh. Đây không chỉ là một hành động thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với các bậc thần linh, tổ tiên mà còn là dịp để gia chủ gửi gắm những ước vọng về một năm mới đầy may mắn, hạnh phúc, và thịnh vượng.

Mâm ngũ quả không chỉ là một món ăn đẹp mắt, mà còn thể hiện sự hài hòa của Ngũ Hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ), những yếu tố cấu thành vũ trụ theo quan niệm của người Việt Nam và văn hóa Á Đông. Mỗi loại quả trong mâm ngũ quả đều mang một ý nghĩa riêng biệt, được lựa chọn kỹ càng để gửi gắm những lời chúc tốt lành đến gia đình và tổ tiên.

1.Quả bưởi

Quả bưởi với hình dáng tròn, vỏ căng bóng màu vàng óng ánh luôn là lựa chọn không thể thiếu trong mâm ngũ quả. Bưởi không chỉ mang đến hương thơm nhẹ nhàng, thanh thoát mà còn tượng trưng cho sự đoàn viên và bình an. Khi bày bưởi trên bàn thờ, gia chủ mong muốn gia đình luôn được sum vầy, an vui, và những người xa quê sẽ trở về đoàn tụ, chia sẻ niềm vui trong ngày Tết. Hình dáng tròn của quả bưởi cũng là hình ảnh tượng trưng cho sự trọn vẹn, đủ đầy.

Trong tiếng Hán, bưởi phát âm giống “con trai”, nên mọi người thường bày bưởi để xin lộc về con cái. Ngoài ra bưởi có hình tròn, biểu tượng cho sự tròn đầy, mang ý nghĩa mọi việc đều suôn sẻ.

2.Quả chuối

Trong mâm ngũ quả, quả chuối thường được đặt ở vị trí quan trọng, mang ý nghĩa thu hút tài lộc và may mắn. Với hình dáng nải chuối cong vút, chuối biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở, tài lộc phát triển. Màu xanh của chuối còn tượng trưng cho mệnh Mộc trong Ngũ Hành, thể hiện sự sinh trưởng, phát triển bền vững của gia đình. Chuối cũng được coi là biểu tượng của sự đoàn viên, sum vầy trong những ngày Tết, thể hiện mong muốn gia đình luôn quây quần, hạnh phúc.

3.Quả nho

Trong phong thủy, những trái nho căng mọng tươi ngon thường được dùng để cúng Thần tài, cầu đông con, gặp nhiều may mắn. Nho cũng là loại trái cây tượng trưng cho sự thành công bây giờ hoặc trong tương lai gần. Đôi khi trái cây cũng được sử dụng như một yếu tố phong thủy cho vấn đề sinh con, hóa hung thành cát hay hóa vận rủi thành phúc.

4.Quả cam

Màu cam sặc sỡ, tươi vui và tỏa ra năng lượng ấm áp, một màu sắc mang nhiều ý nghĩa. Màu cam thừa hưởng sức mạnh của màu đỏ và niềm vui của màu vàng. Do đó, người ta tin rằng mùi thơm sảng khoái và dễ chịu của cam có thể mang lại may mắn và giàu có. Loại trái cây tươi này được sử dụng rất nhiều trong phong thủy truyền thống, chúng dễ xua đuổi vận xui và mang lại may mắn, thịnh vượng và bình an cho gia đình.

5.Quả lựu

Lựu là loại quả nổi bật với màu sắc đỏ tươi, hạt lựu mọng nước và hương vị ngọt ngào. Trong văn hóa phong thủy, quả lựu mang ý nghĩa cầu chúc may mắn, hạnh phúc. Lựu thường được dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên vào dịp Tết với mong muốn gia chủ luôn gặp thuận lợi trong công việc, gia đình hòa thuận, ấm êm. Hình ảnh quả lựu còn tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển, đặc biệt là trong gia đình, cầu mong cho con cháu có cuộc sống hạnh phúc, suôn sẻ.

Lựu có nhiều hạt nên được chọn thắp hương tổ tiên ngày rằm với ý nghĩa cầu mong gia đình sung túc, sum vầy, con đàn, cháu đống.

6.Táo đỏ

Trong phong thủy, táo tượng trưng cho sự yên bình và hòa hợp, loại quả này cũng được ưa chuộng vì màu đỏ của nó mang ý nghĩa tốt lành.

Táo là một trong những loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên Đán. Với màu đỏ tươi, hình tròn, táo tượng trưng cho sự sống và thịnh vượng. Việc đặt quả táo lên bàn thờ không chỉ để cầu mong sự bình an, hạnh phúc cho gia đình mà còn thể hiện nguyện vọng một năm mới đầy đủ, tốt đẹp. Táo cũng được coi là biểu tượng của sự tròn đầy, viên mãn và phúc lộc.

7.Quả thanh long

Thanh long, với màu sắc đỏ tươi và hình dáng thanh nhã, sang trọng, là một trong những lựa chọn phổ biến trong mâm ngũ quả. Được bày trí một cách khéo léo, quả thanh long mang lại vẻ đẹp hài hòa, tinh tế cho bàn thờ gia tiên. Không chỉ đẹp về hình thức, quả thanh long còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc, mong muốn gia đình luôn gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt, gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.

Mâm ngũ quả ngày Tết vì thế không chỉ là món quà tôn vinh tổ tiên mà còn là lời chúc tốt đẹp của con cháu đối với những người thân yêu. Mỗi loại quả, với ý nghĩa riêng biệt của nó, góp phần tạo nên không khí Tết trang trọng, đầy đủ và ấm áp, là một phần không thể thiếu trong những ngày Tết của mỗi gia đình Việt Nam.

8.Dưa hấu
 
Dưa hấu có màu đỏ, là biểu tượng cho sự may mắn. Loại quả này không chỉ dùng được vào ngày rằm mà còn các ngày lễ Tết, mùng 1, Trung thu…
 
Người xưa quan niệm rằng màu sắc của dưa hấu trong những ngày đầu của năm mới tượng trưng cho sự hưng thịnh của gia chủ. Màu đỏ tươi, ngọt lịm báo hiệu những điều tuyệt vời sẽ đến trong năm nay. Ngược lại, nếu chẳng may chọn phải những quả úa màu, ruột bị rỗng và màu không đỏ sẽ không mang đến nhiều may mắn, tài lộc nhiều. Chính vì thế khi chọn dưa ngày Tết mọi người nên chú ý để chuẩn bị được chu đáo hơn.
 
9.Phật thủ
 
Quả phật thủ có hình dáng như tên gọi của nó, giống các ngón tay của Phật. Điều này tượng trưng cho bàn tay phật đang cầu nguyện, ban phước lành cho dân chúng. Loại quả này thường được thấy trên các ban thờ các ngày lễ ở miền Bắc.

10. Dừa

Quả dừa được cúng nhiều ở miền Nam hơn miền Bắc, do dừa là cách đọc trại của từ “vừa”. Nó có ý nghĩa mong muốn gia đình đủ đầy, sung túc, thịnh vượng.
Theo tục lệ Tết ở người Nam bộ, quả dừa là quả không thế thiếu trong mâm ngũ quả. Trước là để chưng, sau là sẽ uống. Vào lúc thời điểm giao thừa, quả dừa sẽ được bổ ra, các thành viên trong gia đình sẽ uống phần nước dừa đó để được bình an, tràn đầy sức khoẻ.
 
11.Roi đỏ
 
Quả roi đỏ có hình gần giống chiếc chuông, mang lại ý nghĩa ấm no, hạnh phúc cho gia chủ. Quả roi màu đỏ còn thể hiện sự may mắn.
 
12.Quả sung
 
Những quả sung be bé như thế lại được tìm kiếm mua trong những ngày Tết rất nhiều. Bởi trong những ngày đầu năm mới, người ta thường rất muốn cả gia đình được đầy đủ các thành viên để cùng nhau hưởng trọn không khí của ngày Tết. Ngoài ra, quả sung còn tượng trưng cho sự sung túc về vật chất, tinh thần, tràn đầy sự sống.
 
14.Quả đu đủ
 
Đúng như tên gọi của loại quả này, chúng xuất hiện trong mâm ngũ quả có ý nghĩa sự cầu tài lộc của gia chủ. Một năm mới được đầy đủ, thịnh vượng, không lo thiếu thốn.
 
15.Xoài đầy đủ, dư dả
 
Đây có lẻ là loại quả người ta ngại chưng trong ngày Tết bởi lẻ khi phát âm thường ra thành tiếng “xài” nên sẽ chẳng ai muốn trong năm mới lại phải xài nhiều. Thực ra, theo quan niệm dân gian ngày xưa, “xài” ở đây có ý nghĩa là Tết sẽ được tiêu xài thỏa thích, không lo thiếu thốn. Quả xoài sẽ mang đến cho gia chủ một năm mới hạnh phúc, ấm no và chi tiêu thoải mái không lo thiếu thốn.

Những mâm ngũ quả không chỉ mang ý nghĩa phong thủy, mà còn thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Dưới đây là những mâm ngũ quả bạn có thể tham khảo:

Chúc các bạn cùng gia đình đón Tết Ất Tỵ nhiều sức khỏe – bình an và hạnh phúc!!!

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/to-tien-noi-039giao-thua-cung-qua-nay-phu-quy-phuc-loc-vao-nha039-qua-do-la-gi-d262887.html