Một nhà 3 người lần lượt mắc UT tuyến giáp, “kẻ gây họa” lại là món ăn quen thuộc trên mâm cơm người Việt 

Từ món ăn không thể thiếu trong mâm cơm tới UT tuyến giáp cả gia đình. Chị em đọc ngay để lưu ý trong các bữa ăn!

Nhiều người luôn cho rằng ăn nhiều rau củ muối tốt bởi nguyên liệu từ rau củ vốn là nhóm thực phẩm tốt. Cộng thêm quá trình chế biến, lên men thủ công cũng tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy.

Gần đây, thông tin 3 người cùng một nhà tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cùng mắc UT tuyến giáp do ăn quá nhiều rau củ muối đã khiến nhiều người hoang mang. Bởi vì đây là món ăn cực quen thuộc. 

Ông Ngô, năm nay ngoài 50 tuổi, chia sẻ rằng gia đình ông muốn ăn rau củ nhưng do bận rộn nên không muốn tốn nhiều thời gian chuẩn bị. Vì vậy, họ tự muối rau củ để vừa tiết kiệm, đảm bảo vệ sinh và tiện lợi, khi đến bữa chỉ cần lấy ra ăn. Thói quen này đã kéo dài gần một thập kỷ và rau củ muối trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cơm gia đình.

Hai tháng trước, ông Ngô đến bệnh viện vì ho kéo dài, khó nuốt và xuất hiện một khối u cứng ở cổ. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán ông mắc UT tuyến giáp giai đoạn 3. Qua phân tích, bác sĩ phát hiện thói quen ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ quá nhiều rau củ muối chua, chính là nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ khuyên cả gia đình ông Ngô nên đến bệnh viện để tầm soát UT. Kết quả là cả vợ và một người con của ông cũng mắc bệnh tương tự nhưng ở giai đoạn nhẹ hơn.

Tại sao ăn nhiều rau củ muối chua gây UT tuyến giáp?

Theo các chuyên gia sức khỏe, việc tiêu thụ quá nhiều rau củ muối chua có thể làm tăng nguy cơ mắc UT tuyến giáp. Nguyên nhân chính nằm ở các cơ chế sinh hóa xảy ra trong quá trình lên men thực phẩm này. Khi muối chua, các chất nitrit và nitrosamin được tạo ra, đây là những hợp chất có khả năng gây UT cao. Chúng có thể dẫn đến tổn thương DNA và ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào tuyến giáp, làm gia tăng nguy cơ phát triển UT.

Ngoài ra, hàm lượng natri cao trong thực phẩm muối chua cũng gây mất cân bằng khoáng chất, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tuyến giáp. Lượng natri dư thừa có thể gây ra rối loạn hormone và làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe tuyến giáp. Hơn nữa, quá trình lên men tạo ra các gốc tự do và chất oxy hóa, đây là những yếu tố có thể gây tổn hại DNA, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và căng thẳng oxy hóa, từ đó dẫn đến nguy cơ phát triển UT cao hơn.

Việc tiêu thụ thực phẩm muối chua thường xuyên và lâu dài, đặc biệt nếu chế biến không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến tích tụ các hợp chất có hại. Điều này không chỉ góp phần làm tăng nguy cơ UT tuyến giáp mà còn rất nhiều các loại UT khác như gan, dạ dày, thận… Cũng dẫn tới dễ mắc nhiều vấn đề sức khỏe khác như tiêu hóa, bệnh tim mạch, có hại cho xương. 

Để đảm bảo sức khỏe, chỉ nên ăn rau củ muối chua với lượng vừa phải. Khoảng 50 – 100g mỗi lần và không quá 3 lần mỗi tuần. Đặc biệt là nên kiểm soát lượng muối, đảm bảo vệ sinh khi muối, không ăn rau củ muối xổi hay chín quá kỹ, có dấu hiệu hư hỏng. Hãy ưu tiên ăn rau củ tươi, bằng các cách chế biến ít muối hơn, ít dầu mỡ như luộc, hấp, nấu canh… thay vì muối chua.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/mot-nha-3-nguoi-lan-luot-mac-ut-tuyen-giap-ke-gay-hoa-lai-la-mon-an-quen-thuoc-tren-mam-com-nguoi-viet-d249011.html