Nhiều lúc một mình thui thủi không con cái, quay ra quay vào chỉ còn mẹ chồng già mà tôi thấy cô đơn, tủi thân lắm mọi người ạ.
Tôi với chồng cưới nhau lúc hai đứa còn trẻ dại. Nhà chồng khá giả nhưng bố anh mất sớm. Chồng tôi là con một nhưng hồi đó anh được nuông chiều nên cũng phá của mẹ kha khá. Lúc mới cưới mẹ chồng có bảo:
“Giờ mẹ chưa sang tên nhà cửa gì cho hai đứa hết. Nếu thằng Tâm tu chí làm ăn, thương mẹ, thương vợ con thì sau là của chúng mày hết”.
Bởi vậy nên vợ chồng tôi sống phụ thuộc vào kinh tế của mẹ anh là chính. Chồng tôi đòi mở cửa hàng buôn bán, sửa chữa điện thoại bà cũng đầu tư. Anh làm cho có thôi chứ chẳng thiết tha gì cả, đóng cửa nhiều hơn mở hàng nên chẳng lời lãi bao nhiêu.
Tôi mang bầu nhưng thai được 3 tháng thì sốt xuất huyết, con bị lưu không giữ được. Sau đó tôi kế hoạch, định khi nào sức khoẻ ổn định sẽ bầu tiếp nhưng mọi thứ không được như mong đợi. Chưa kịp có con thì chồng tôi mắc ung thư xương, mẹ anh phải bán cả mảnh đất đi để chữa trị cho con trai. Bệnh của chồng tôi mỗi ngày một nặng, kéo dài được 2 năm thì anh mất.
Ảnh minh họa: Nguồn CH7.com
Tôi nhớ mãi hôm đưa tang chồng, mẹ anh khóc đến ngất đi, bác sỹ phải trực bên cạnh tiêm trợ tim cho bà. Tỉnh dậy mẹ chồng cứ ôm tôi khóc:
“Con đừng có bỏ rơi mẹ nhé”.
Lúc đó tôi phải hứa lên hứa xuống:
“Anh Tâm mất rồi, con sẽ ở đây phụng dưỡng mẹ”.
Từ khi con trai mất, mẹ chồng đối tốt với tôi lắm. Bà thương con dâu như con đẻ vậy, thủ thỉ suốt ngày, có việc gì cũng bàn bạc với con dâu rồi mới làm. Có mỗi một điều là mẹ chồng mãi không sang tên nhà cửa, đất cát cho tôi. Bà bảo:
“Sau này mẹ bán bớt cái miếng ngoài đường chia tiền cho mấy đứa cháu họ hàng. Tụi nó nghèo khổ quá cũng thương. Còn cái nhà này để hương khói tổ tiên, ông bà, nếu con ở lại chăm lo thờ cúng thì tất cả tài sản sẽ là của con”.
Nghe mẹ chồng nói mà tôi lấn cấn mãi không dám đi bước nữa. Từ lúc chồng mất cũng có vài người ngỏ ý nhưng tôi đều từ chối hết. Vậy mà đến nay 8 năm rồi mẹ chồng vẫn chưa sang tên nhà cho tôi. Miếng đất kia bà bán đi chia tiền cho mấy đứa cháu con của em trai để chúng làm ăn hết rồi.
Đến giờ mẹ chồng vẫn còn khoẻ, bà luôn tỏ ra rất thương con dâu, thỉnh thoảng lại rút mấy chục triệu bảo tôi mua sắm. Vậy nhưng quan trọng nhất là sổ đỏ, đất đai bà cứ giữ khư khư.
Tôi luôn có cảm giác mình sống phụ thuộc vào mẹ chồng. Ngoài việc bà đối xử tử tế với mình ra thì không có gì cả. Tôi chỉ sợ sau này mẹ chồng thay đổi ý định lại nghe anh em, họ hàng khích bác không cho tôi nữa thì lại lỡ dở cả cuộc đời.
Ảnh minh họa: Nguồn CH7.com
Tổng hợp : Webtretho
https://www.webtretho.com/f/me-chong-nang-dau/chong-mat-8-nam-toi-chua-dam-tai-hon-vi-me-anh-bao-tho-no-thi-tat-ca-tai-san-cua-con
- Chồng quyết tâm ly hôn theo nhân tình trẻ, vợ đồng ý ký đơn ly hôn nào ngờ 1 tháng sau chết đứng khi phát hiện sự thật động trời
- Con gái cưới chồng gần hai năm không về, tôi lên thăm bất ngờ thấy nó đang quỳ lau chân cho mẹ chồng
- Chồng bắt vợ bỏ th;ai để dễ bề đến với người khác, vợ nhanh trí bỏ trốn vào miền nam sinh con. 7 năm sau cô dắt 2 con trai trở về, bắt đầu kế hoạch khiến chồng cũ đ;iêu đ;ứng…
Cùng chủ đề
Tử vi thứ 6 ngày 4/7/2025 của 12 con giáp: Sửu gặp may, Dậu thuận lợi
Tử vi hàng ngày 4/7/2025 của 12 con giáp có Chính Tài chiếu rọi, mang đến vận may về tiền bạc, đặc biệt với những người tuổi Sửu kinh doanh, buôn bán. Người làm công ăn lương cũng bắt đầu kiếm được một khoản kha khá từ công việc phụ.
Ngày đưa bà cụ ra khỏi nhà, con cái hỉ hả rôm rả bàn chuyện chia đất nhưng nào ngờ ngay tối hôm ấy
Bà Lành – 78 tuổi – sau một cơn tai biến nhẹ, sức khỏe giảm sút, đi lại khó khăn. Từ ngày chồng mất, bà sống một mình trong căn nhà nhỏ giữa khu đất rộng. Năm người con, ai cũng bận bịu với gia đình, công việc riêng. Người thì ở xa, người thì
L//ừa mẹ đi khám, con gửi thẳng mẹ vào dưỡng lão rồi chiế/m 3 căn nhà, một tháng sau, bà khiến họ sốc nặng.
Bà Lan năm nay 72 tuổi. Mái tóc bạc trắng, dáng người gầy nhỏ nhưng giọng nói vẫn sang sảng. Người trong xóm ai cũng kính nể bà. Một mình bà nuôi hai đứa con khôn lớn sau khi chồng mất sớm. Cuộc đời bà là chuỗi ngày buôn bán đầu tắt mặt tối ngoài chợ, gom góp từng đồng để mua được ba căn nhà mặt tiền.
“Cả xóm ai cũng biết nhà nó nợ ngập đầu” – mẹ chú rể đ:ay ngh:iến ngay trong lúc rước dâu
Cô dâu tên Ngọc. Hiền lành, ít nói, sống cùng bố và em gái sau khi mẹ mất sớm. Bố cô — một người đàn ông gầy gò, đen sạm vì nắng gió — làm thợ hồ nuôi hai chị em ăn học. Nhà nghèo, nhưng lúc nào cũng giữ gìn lễ nghĩa.
Cô gái bị kh:inh th:ường vì có bố làm lao công, khi công bố điểm thi tốt nghiệp, ai nấy đều…
Không phải vì học dốt, mà vì cô sợ những ánh mắt soi mói. Từ năm lớp 10, cả trường đã biết bố cô là lao công. Mỗi sáng, khi bạn bè xuống sân tập thể dục, bố cô lom khom đổ rác, hốt lá khô, lau từng bậc cầu thang. Tay ông đen sạm, móng tay lúc nào cũng dính đất cát. Bộ đồng phục lao công bạc màu, lốm đốm vài vệt sơn cũ.
Vợ nấu nướng xong còn bận cho 2 con nhỏ ăn, lúc quay vào cả nhà ăn hết sạch mâm cơm chừa lại đúng bộ x:.ư:.ơng cá thì ứa nước mắt. Chồng nổi đi::ên đứng dậy hành động sau đó khiến ai cũng sưỡng người
Buổi chiều tà, khu phố nhỏ ở ngoại ô Hà Nội bắt đầu lên đèn. Trong căn nhà cấp 4 đơn sơ, Linh đang lui cui trong bếp với mớ rau muống, vài miếng đậu rán, và con cá trê kho mặn. Cô không có nhiều thời gian — vừa phải nấu cơm, vừa phải để ý hai đứa trẻ đang tranh nhau chiếc thìa nhựa trong góc nhà. Đứa lớn ba tuổi, đứa bé mới mười bốn tháng.