Bệnh nhân ung thư có nên ăn trái cây không?
Bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì và ngược lại hoa quả nào tốt cho bệnh nhân ung thư? Điều này có thể còn tùy thuộc vào từng loại ung thư. Ví dụ, với người bệnh ung thư đường tiêu hóa, có thể cần hạn chế các loại trái cây hay hoa quả có vị chua nhiều. Tuy nhiên, những loại ung thư phổ biến khác như ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi… lại không có bằng chứng cho thấy cơ thể cần tránh các loại trái cây hay suy giảm chức năng hấp thu dưỡng chất từ trái cây.
Mặc dù một trong những nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư bao gồm bổ sung chất xơ từ trái cây và rau củ quả. Nhưng nếu lựa chọn không cẩn thận, loại trái cây không phù hợp với thể trạng và đặc điểm sức khỏe, có thể sẽ gây tác dụng ngược hay ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Ngoài ra, các chuyên gia sức khỏe không khuyến khích tăng lượng trái cây mà bỏ qua những loại thực phẩm khác. Ngược lại, cũng nên duy trì ăn trái cây vì hoa quả tốt cho bệnh nhân ung thư có vai trò giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng, giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tăng khả năng đáp ứng phác đồ điều trị.
Người bệnh ung thư có thể ăn trái cây nhưng cần lưu ý những điều sau:
- Nhu cầu khác nhau: Tùy vào loại ung thư, giai đoạn bệnh, tổng trạng và phương pháp điều trị mà nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn ở mỗi người bệnh sẽ khác. Do đó, việc lựa chọn trái cây bổ sung cũng sẽ khác nhau.
- Không lạm dụng: Dù trái cây chứa đa dạng vi chất và khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng người bệnh ung thư chỉ nên nạp một lượng vừa phải, hạn chế tình trạng dư thừa lượng đường không cần thiết từ trái cây.
- Chế biến trái cây: Nên dùng trái cây tươi, không qua chế biến để bảo toàn lượng dưỡng chất tốt nhất. Hạn chế việc thêm sữa đặc, đường…; tránh sử dụng trái cây khô có chất bảo quản, các sản phẩm nước ép trái cây đại trà…
Bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì?
Người bệnh không nên sử dụng những loại trái cây sau để không ảnh hưởng sức khỏe và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh:
1. Hoa quả bị thối, hư hỏng
Bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì? Không nên dùng trái cây hư hỏng, bị thối bởi chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu đến sức khỏe, đặc biệt là người có hệ miễn dịch yếu như người bệnh ung thư. Hơn nữa, trái cây hỏng còn chứa một số loại nấm mốc nhất định, điển hình là Mycotoxin, gây ra nhiều bệnh lý tiêu hóa và bệnh nhiễm trùng cao, thậm chí ngộ độc máu nếu ăn lượng lớn. Lúc này, khả năng cơ thể đáp ứng điều trị ung thư sẽ suy giảm.
2. Trái cây ngâm ủ hóa chất, chín ép
Trái cây ngâm, chín ép hoặc ủ hóa chất sẽ gây hại đến sức khỏe người bệnh. Chúng có thể bao gồm:
- Hóa chất độc hại: Nhóm hóa chất này được dùng để thúc đẩy trái chín, tăng màu sắc của vỏ. Tuy nhiên, khi đi vào cơ thể, chúng sẽ gây hại rất lớn đến sức khỏe gan, thận và hệ thần kinh của người bệnh. Do đó, người khỏe mạnh hay người mắc bệnh ung thư tuyệt đối không nên dung nạp trái cây có hóa chất độc hại.
- Biến đổi gen: Những hóa chất ngâm ủ trái cây có thể làm biến đổi gen, tiềm ẩn nguy cơ phát triển ung thư, di căn tế bào ung thư hoặc tái phát ung thư rất cao.
- Bệnh tiêu hóa: Hóa chất bên trong trái cây sẽ kích ứng đến niêm mạc dạ dày, gây ra các tình trạng rối loạn tiêu hóa từ nhẹ đến nặng như đau chướng bụng, tiêu chảy… Không những vậy, trái cây ủ hóa chất còn làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
3. Hoa quả sấy không đảm bảo chất lượng
Bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì? Cân trả lời là nên kiêng hay hạn chế ăn quá nhiều các loại trái cây sấy. Dù nguyên liệu chính là trái cây nhưng đã qua quá trình chế biến và tẩm ướp đường, chất bảo quản, gia vị liên quan hay thậm chí hóa chất. Chúng cũng hao hụt khá nhiều dưỡng chất. Người bệnh không nên ăn quá nhiều bởi khâu chế biến và đóng gói tiềm ẩn nhiều mối nguy hại, đe dọa đến sức khỏe, bao gồm nguy cơ nhiễm khuẩn…
4. Kiêng loại hoa quả gì cần tùy thuộc vào tình trạng bệnh
Mỗi người bệnh đều có những đặc điểm sức khỏe khác nhau, phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn ung thư, tiên lượng bệnh và khả năng đáp ứng điều trị… Những yếu tố này ảnh hưởng đến nguyên tắc dinh dưỡng và cách lựa chọn trái cây ở từng người. Ví dụ, người mắc ung thư vòm miệng, hoặc tế bào ung thư đã di căn đến khu vực hầu họng, cần kiêng những loại trái có vị chua như cam, chanh… vì có thể làm tăng tổn thương miệng, gây lở loét miệng.
Bệnh nhân ung thư nên ăn hoa quả gì?
1. Người bị ung thư nên chọn loại trái cây giàu chất xơ
Ngoài việc nhận biết bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì, người bệnh cũng cần biết những loại hoa quả tốt cho người ung thư. Các chuyên gia khuyến nghị người bệnh ung thư nên bổ sung các loại trái cây giàu chất xơ. Loại chất này đóng vai trò quan trọng trong cân bằng dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình điều trị ung thư, giữ sức khỏe người bệnh ổn định, tỉnh táo, hạn chế tình trạng suy nhược thể chất.
2. Hoa quả giàu vitamin và khoáng chất
Những lợi ích khi bổ sung các loại trái cây có nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm:
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Hỗ trợ quá trình hồi phục bằng việc giữ tổng trạng người bệnh ở mức ổn định
- Giảm các ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của quá trình xạ trị, hóa trị
- Ngăn ngừa quá trình oxy hóa, chống lại các gốc tự do gây tăng tổn thương tế bào
3. Nên ăn trái cây giàu chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa thường gặp nhiều trong các loại trái cây hoặc rau củ giàu vitamin C. Khả năng chống oxy hóa giúp giảm thiểu viêm nhiễm thường gặp ở người bệnh, ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển và nguy cơ lây lan sang những vùng mô khỏe mạnh.
4. Bệnh ung thư nên ăn quả ít đường fructose
Bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì? Nên ăn hoa quả gì? Người bệnh ung thư nên ăn những loại hoa quả ít ngọt. Những loại trái cây như xoài chín chứa một lượng đường tự nhiên fructose lớn. Fructose không chỉ tăng nguy cơ gây kháng insulin, tiềm ẩn rủi ro cao các bệnh lý về chuyển hóa như đái tháo đường, thừa cân béo phì… mà còn làm tình trạng bệnh ung thư tiến triển.
Vì vậy, người bệnh ung thư nên ăn những loại hoa quả chứa ít đường fructose để không ảnh hưởng đến sức khỏe chung.
10 loại hoa quả tốt cho người bệnh ung thư
Sau khi xác định được bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì, người bệnh có thể tham khảo 10 loại trái cây được khuyến khích dùng cho người ung thư, bao gồm:
1. Các loại quả mọng
Các loại quả mọng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa hàng đầu, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Tại Việt Nam, quả mọng dễ tìm thấy nhất là nho và dâu tây. Tuy nhiên, nam việt quất, phúc bồn tử là những loại quả mọng rất giàu chất chống oxy hóa.
Bên cạnh chống lại các gốc tự do, quả mong cũng hỗ trợ tiêu hóa, giảm thiểu trạng thái căng thẳng, giúp người bệnh minh mẫn, ít mệt mỏi hơn trong quá trình xạ trị hay hóa trị.
2. Trái cây họ cam quýt
Những trái cây họ cam quýt cung cấp lượng vitamin C lớn, ngoài công dụng tăng cường hệ miễn dịch, còn có khả năng chống lại một số bệnh ung thư. Dù vậy, trái cây họ cam quýt có thể nằm trong danh sách các loại hoa quả cần kiêng ở người bệnh ung thư. Trường hợp này, người bệnh có thể thay thế những trái cây giàu vitamin C nhưng không có vị chua khác như ổi hoặc ớt chuông.
3. Chuối
Chuối chứa nhiều dưỡng chất cần thiết, có lợi cho cơ thể, ví dụ chất xơ hòa tan pectin (có khả năng tạo thành lớp màng bảo vệ thành niêm mạc dạ dày). Pectin cũng giúp điều hòa lượng cholesterol trong máu và cải thiện sức khỏe tim mạch. Vì vậy, người bệnh ung thư dạ dày có thể bổ sung chuối trong quá trình điều trị bệnh.
4. Táo
Táo chứa nhiều vitamin A và C. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn táo mỗi ngày giúp hỗ trợ chống viêm và tăng cường khả năng miễn dịch. Công dụng này rất tốt cho người ung thư đang chịu các tác dụng phụ từ phương pháp điều trị. Đặc biệt, vỏ táo chứa hợp chất phenolic và thịt táo chứa triterpenoid, những dưỡng chất giúp ngăn ngừa sự tái phát của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, cần rửa kỹ càng táo trước khi sử dụng bằng cách rửa trực tiếp dưới vòi nước, ngâm nước muối loãng… (5)
5. Lựu
Lựu là loại quả tốt cho bệnh nhân ung thư. Lựu vốn dễ mua, lại chứa anthocyanin – có dụng ngăn ngừa sự tấn công của gốc tự do gây gia tăng tổn thương cho tế bào. Người bệnh có thể ăn lựu xen kẽ với những loại trái cây giàu chất chống oxy hóa khác để kích thích vị giác, tạo sự ngon miệng trong các bữa ăn.
6. Lê
Thành phần chủ yếu của lê là polyphenol và flavonoid, cũng là những chất chống oxy hóa tốt. Ngoài ra, thịt lê cũng chứa nhiều chất xơ, đồng và vitamin nhóm K… phù hợp sức khỏe của người ung thư. Bổ sung lê trong các bữa ăn nhẹ sẽ giúp tăng cường hệ tiêu hóa, ngăn chặn tình trạng suy yếu hệ miễn dịch, từ đó chống lại các bệnh nhiễm trùng khác.
7. Anh đào
Quả anh đào là một loại trái cây giàu dưỡng chất, được xem là hoa quả tốt cho bệnh nhân ung thư. Anh đào chứa nồng độ quercetin lý tưởng, cùng với các hợp chất có khả năng chống oxy hóa, giúp người bệnh ung thư giảm cảm giác mệt mỏi, kém minh mẫn. Ngoài ra, anh đào cũng chứa các lợi chất khác như kali, đồng và vitamin C… giúp người bệnh bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
8. Mãng cầu xiêm
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ACG có thể loại bỏ tế bào ung thư, đồng thời không ảnh hưởng đến những tế bào khỏe mạnh khác. Chất này được tìm thấy nhiều ở trong mãng cầu xiêm. Loại trái cây quen thuộc tại Việt Nam này còn có thể hỗ trợ quá trình đáp ứng thuốc điều trị ung thư như ung thư tuyến tụy, tiền liệt tuyến, vú, phổi và gan.
9. Kỷ tử
Bệnh ung thư nên ăn loại hoa quả gì? Nên ăn kỷ tử vì có đặc tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Hiện nay, y học cổ truyền vẫn dùng kỷ tử như một bài thuốc tăng cường sức khỏe và phòng ngừa các bệnh ung thư gan, ruột kết, tiền liệt tuyến, vú và ung thư cổ tử cung.
10. Thanh long
Thanh long là hoa quả tốt cho bệnh nhân ung thư vì có chứa các dưỡng chất tiêu biểu như: Vitamin C, chất xơ và lycopene. Đây là một trong những lựa chọn tốt vì khả năng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh. Loại trái này còn giúp giảm thiểu các tác động của xạ trị, hóa trị lên hệ miễn dịch.
Ngoài ra, thanh long có đặc tính làm tăng tốc quá trình tiêu diệt tế bào ung thư vú, nhờ khả năng giảm sử xuất hiện của gen thụ thể estrogen.
Người bị bệnh ung thư lưu ý gì khi ăn trái cây?
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư cần biết bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì, hoa quả nào nên ăn để góp để thúc đẩy quá trình điều trị ung thư hiệu quả. Trái cây là thực phẩm cung cấp các vi khoáng chất, hỗ trợ nâng cao sức khỏe chung của người bệnh. Việc giữ nền tảng sức khỏe ở trạng thái ổn định, cùng với tinh thần lạc quan sẽ giúp người bệnh đáp ứng tốt hơn với các phương pháp điều trị.
Nên ăn trái cây vào các bữa xế, ăn tráng miệng để tăng cảm giác ngon miệng, đồng thời tăng hiệu quả dinh dưỡng. Những lưu ý người bệnh cần biết khi ăn trái cây là:
- Chọn nguồn trái cây chất lượng tốt: Chọn trái cây tươi, có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có thể, nên chọn trái cây hữu cơ, ít hoặc không có hóa chất, thuốc trừ sâu.
- Rửa sạch trước khi ăn: Nên gọt vỏ trước khi ăn để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn còn sót lại. Đối với những loại quả có thể ăn cả vỏ như táo, hãy rửa với nước sạch tối thiểu 3 lần, ngâm nước muối loãng để đảm bảo vệ sinh.
- Ăn trái cây tươi: Nên ăn trái cây không qua chế biến, bao gồm cả nước ép trái cây để tránh mất đi lượng dưỡng chất đáng kể. Không nên ăn các chế phẩm từ trái cây như trái cây sấy để đảm bảo tối đa nguồn dinh dưỡng.
Cuối cùng và quan trọng nhất, người bệnh nên tham vấn với bác sĩ để được chỉ định các loại trái cây nên tránh và nên ăn dựa trên đặc điểm sức khỏe, giai đoạn điều trị ung thư. Điều này giúp cho người bệnh đạt được giá trị dinh dưỡng tối ưu trong ăn trái cây.